PHƯƠNG PHÁP GIÚP TRẺ TẬP TRUNG HỌC TỐT
Tập trung trong học tập là một kỹ năng cơ
bản mà trẻ nhỏ cần rèn luyện từ sớm và là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng
mong muốn ở con. Song phương pháp dạy con học tập trung thì không phải ai cũng
biết. Vậy làm thế nào để trẻ tập trung trong học tập? Trung tâm Anh ngữ Aplus –Tiếng Anh trẻ em Hà Đông sẽ chia sẻ một số tips cho các độc giả cùng tham khảo.
Bé không tập trung là chuyện bình
thường?
Đa
số phụ huynh đều có thắc mắc về con cái họ: Khi lên lớp các cháu chỉ tập trung
nghe giảng khoảng 10 – 15 phút sau đó quay ngang, quay ngửa, trêu đùa. Khi ở
nhà, các cháu vừa học vừa chơi hoặc lấy lý do đi vệ sinh, uống nước mặc cho mẹ
hò hét ngồi vào bàn học. Các cha mẹ đã tìm kiếm phương pháp dạy con học tập
trung nhưng dường như chưa hiệu quả.Các chuyên gia cho rằng: Việc trẻ con từ 5
– 7 tuổi thiếu tập trung khi học là một hiện tượng hết sức bình thường.
Bé chỉ tập trung vào những gì mà bé
thích, những gì mà bé quan tâm
Đại
não của mỗi người đều có một thời kỳ hoạt động trong trạng thái hưng phấn rất
ngắn ngủi. Do vậy, khi lên lớp hoặc học bài ở nhà, các cháu không tập trung,
hay nghịch ngợm, nói chuyện cùng bạn bè. Ngoài ra, nội dung chương trình học
khô khan và nặng nề, cũng như những hạn chế về năng lực sư phạm và tâm lý của
giáo viên thì cũng có những yếu tố góp phần vào việc làm trẻ kém tập trung
trong việc học.
Trong
bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và
chăm chỉ của trẻ. Khi lên 5 tuổi hoặc trẻ bắt đầu đi học thường gặp khó khăn về
sự tập trung khi học. Và lúc này, chúng ta có thể tác động vào những yếu tố bên
ngoài ảnh hưởng tới sự tập trung để cải thiện cho trẻ. Tuy nhiên cách hướng dẫn
dạy dỗ của cha mẹ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để tạo ra những thói quen
có lợi cho trẻ.
Sau đây Anh ngữ A+ sẽ đưa ra 9 phương
pháp dạy con học tập trung để đạt hiệu quả tốt nhất .
1. Hãy cảm thông với trẻ:
Việc dạy trẻ kém tập trung thường làm bạn mất
kiên nhẫn nhưng đừng mắng trẻ vội. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực
mình khi phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài. Thật ra trẻ cũng rất muốn tập
trung khi học như anh chị của mình đấy chứ, nhưng cảm giác khó chịu khiến trẻ
không biết phải làm sao
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: một đứa
bé sẽ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé tập trung
vào chơi và chơi lâu hơn do cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ
ở bên cạnh.
3. Tạo góc học tập yên
tĩnh
Đối với một số trẻ, nơi học tập quá ồn ào
hoặc bừa bãi sẽ khiến trẻ kém tập trung hơn. Chính vì thế hãy luôn sắp xếp gọn
gàng ngăn nắp tập viết, bút…
4. Đặt ra mục tiêu để dạy
trẻ tập trung khi học
Việc đặt mục tiêu sẽ giúp trẻ có hứng thú
hơn trong học tập. Tuy nhiên, mục tiêu cũng cần vừa phải với sức học của trẻ.
Ví dụ: “Con phải tập trung làm bài tập nhà trong vòng 5 phút tối nay”. Thiết lập
khoảng thời gian thích hợp với bé. Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện
được mục tiêu mà bạn đề ra. Cơn giận của bạn sẽ làm cho trẻ thất vọng với chính
bản thân mình và đánh mất dần lòng tự trọng.
5. Dần dần tăng thời gian
trẻ cần phải tập trung cho hoạt động của mình
Một khi bé đã đạt được sự tập trung trong
khoảng thời gian bạn đề ra, hãy kéo dài thêm 30 giây nữa vào tối hôm sau. Hãy
nói cho bé biết bạn đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện.
6. Thời gian học và chơi
cần xen kẽ với nhau
Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi
trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có
thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc
nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn
7. Quan sát
Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn
thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung
trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây
hoặc vì nguyên nhân nào khác? Từ đó sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố tác động bên
ngoài bổ sung vào phương pháp dạy con học tập trung hàng ngày.
8. Trao cho bé quyền làm
chủ
Giúp đỡ và trách nhiệm là hai khái niệm
hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì bé sẽ phụ thuộc
hẳn vào bạn. Vì vậy, khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực
hành kỹ năng tập trung khi học là điều vô cùng cần thiết
9. Thường xuyên nói chuyện
với giáo viên chủ nhiệm của trẻ:
Nói chuyện với giáo viên nhằm tìm hiểu xem
trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và
cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt hơn.
Trung tâm Anh ngữ APlus có 3 cơ sở :
Trả lờiXóa- Cơ sở 1 tại biệt thự BT16B5 - 05, đường Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội (cách Co.op Mart 300m )
- Cở sở 2 tại số 5 đường Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (cách trường tiểu học Tứ Hiệp 30m)
- Cơ sở 3 tại số 106 đường Nguyên Hồng, khu 2, TT.Bích Động, Việt Yên, Bắc Giang (cách trường tiểu học TT Bích Động 50m)
Mời quý phụ huynh đến trung tâm để được tư vấn cụ thể ạ !
THanks for reading !!!
Trả lờiXóaWelcome everyone !
Trả lờiXóaOne like for Aplus !
Trả lờiXóaRất ưng ý với chất lượng giảng dạy
Trả lờiXóa